Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

Tinh thần dân tộc của tiền nhân


Cả ngày hôm nay ngồi lỳ trong thư phòng. Mấy bài viết về cái thời mở mang văn hóa, tiếp đón ngoại nhân trong đêm trường nô lệ làm mình không dứt ra được. Hôm trước đọc bài của Đại tá Nguyễn Văn Khoan viết về việc Tố Hữu ra lệnh cho du kích Việt Minh bắt và thủ tiêu Phạm Quỳnh thời 1945, mình cứ suy nghĩ mãi về con người này. Đọc Nam Phong do ông chủ bút thấy hiện ra một con người toàn tài, đầy lòng trắc ẩn về số phận hẩm hiu của dân tộc. Có lẽ khi thủ tiêu Phạm Quỳnh, nhà thơ làm chính trị TH đã rất lo sợ nên cố tình chỉ đạo xuyên tạc và phỉ báng Phạm Quỳnh. Nay đọc bài của Bà thụy Khuê nghiên cứu về ông, với nguồn sử liệu phong phú và lập luận sắc bén, bà đã trả lại vị trí xứng đáng của Phạm Quỳnh trong lòng dân tộc. Mình rất tâm đắc đoạn sau đây trích từ bài diễn thuyết của Phạm Quỳnh nhằm khai hóa lại cho các trí thức Pháp quốc:

"Nếu chúng tôi là một dân tộc vô văn hoá, hay một dân tộc mới, vừa xuất hiện trên mảnh đất tân bồi nào đó, không có quá khứ, không có lịch sử, thì việc giáo hoá như vậy cũng được. Tức là cứ việc "Tây hoá" cho thành người Pháp. Nhưng dân Việt Nam chúng tôi, không thể ví như tờ giấy trắng được. Dân tộc chúng tôi là một quyển sách cổ (un vieux parchemin) đầy những chữ viết bằng một thứ mực không phai, đã mấy mươi thế kỷ nay; không có thuốc gì xoá hẳn được thứ chữ ấy đi. Không ai có quyền tự do muốn viết gì vào đấy thì viết được. Quyển sách cổ ấy, có thể đóng theo kiểu mới cho hợp thời trang, nhưng không thể đem in một thứ chữ ngoài lên trên các dòng chữ cũ được. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét